Hình bình hành có các cặp cạnh đối song song và bằng nhau. Đây là một dạng hình thang đặc biệt, có tính chất đối xứng. Do đó, để tính diện tích hình bình hành, ta có thể áp dụng nhiều dạng công thức khác nhau tùy thuộc vào dữ kiện đề bài.

Diện tích hình bình hành
Công thức tính diện tích hình bình hành chính xác

Tìm hiểu về diện tích hình bình hành

Hình bình hành là một tứ giác được tạo nên từ hai cặp cạnh vừa song song và vừa bằng nhau. Diện tích của hình bình hành được tính dựa trên công thức tương tự như những hình tứ giác khác. Tuy nhiên khi làm bài cần chú ý các số đo đã cho phải đổi về cùng một đơn vị.

Đọc ngay: Hình bình hành là gì? Khái niệm, tính chất và đặc điểm?

Công thức tính diện tích hình bình hành

Ta có công thức tính diện tích hình bình hành chính xác là bằng chiều dài một cạnh đáy nhân chiều cao từ đỉnh hạ xuống cạnh đó:

S = a x h

Trong đó S là dt, a là chiều dài cạnh đáy, h là chiều cao tương ứng.

Để rõ hơn về cách tính dt hình bình hành, hãy xét ví dụ sau đây:

Ví dụ: Hình bình hành có chiều dài 1 cạnh là 6cm, chiều cao từ đỉnh xuống cạnh đó là 4cm. Vậy dt sẽ là bao nhiêu?

Lời giải: Áp dụng công thức, ta có:

S = a x h = 6 x 4 = 24 cm2

Tính diện tích hình bình hành
Dt hình bình hành bằng a x h

Xem ngay: Cách tính chu vi hình bình hành, bài tập mẫu và hướng dẫn giải chi tiết

Lưu ý cần biết khi tính diện tích hình bình hành

Trong khi làm các dạng bài tính toán dt, bạn sẽ cần chú ý đến một số lưu ý sau đây:

  • Cách tính diện tích hình bình hành cần hai số đo của cạnh đáy và chiều cao. Do đó, trước khi làm phép tính, bạn cần chú ý đảm bảo hai số đo này phải có cùng một đơn vị.
  • Cần tính toán lại ít nhất 1 lần sau khi có kết quả để đảm bảo không có sai sót.
  • Mỗi đề bài có dữ kiện khác nhau, hãy phân tích kỹ và chọn công thức phù hợp nhất.

Tham khảo ngay: Tổng hợp các cách chứng minh hình bình hành nhanh chóng, dễ hiểu

Một số dạng bài tập về dt hình bình hành

Dạng 1: Tính diện tích khi biết độ dài đáy và chiều cao

Để tính toán dt hình bình hành ở dạng bài này, ta sẽ chỉ cần sử dụng đúng như công thức là:

S = a x h

Bài tập ví dụ: Hãy tính dt của hình bình hành biết cạnh đáy dài 8cm, chiều cao tương ứng dài 5cm.

Lời giải: Diện tích của hình đã cho là:

S = a x h = 8 x 5 = 40cm2

công thức tính diện tích hình bình hành
Bài toán ví dụ công thức tính dt hình bình hành

Dạng 2: Tính độ dài đáy khi biết diện tích và chiều cao hình bình hành

Đây là dạng bài toán sử dụng cách tính ngược của công thức tính dt của hình bình hành. Để biết chiều dài đáy, ta sẽ suy ra công thức tính đó là:

a = S : h

Bài tập ví dụ: Hbh ABCD đã cho có diện tích là 30cm. Biết cạnh đáy là BC, có chiều cao tương ứng AH dài là 4cm. Vậy độ dài cạnh đáy BC là bao nhiêu?

Lời giải: Vì ta có:

a = S : h

Do đó, chiều dài cạnh đáy là:

BC = S : AH = 30 : 4 = 7,5cm

Dạng 3: Tính chiều cao khi biết diện tích và độ dài đáy hình bình hành

Ngược lại với cách tính chiều dài đáy, để tính chiều cao hình bình hành, công thức được áp dụng đó là:

h = S : a

Bài tập ví dụ: Tìm chiều cao của một hình bình hành, biết hình có chiều dài cạnh đáy tương ứng là 7cm và diện tích là 56cm.

Lời giải: Công thức tính chiều cao hình bình hành:

h = S : a = 56 : 7 = 8cm

Tham khảo thêm: Công thức tính dhnb hình bình hành, bài tập mẫu và hướng dẫn giải

Một số bài tập thực hành tại nhà

Bài tập 1: Hãy tính dt của một hình bình hành có độ dài đáy và chiều cao lần lượt 10cm và 7cm.

Lời giải: Diện tích của hình đã cho sẽ bằng:

S = 10 x 7 = 70cm2

Bài tập 2: Mảnh đất có hình bình hành với chiều dài của 1 cạnh là 30m, chiều cao của cạnh đó là 20m. Hỏi dt của mảnh đó là bao nhiêu.

Lời giải: Để tính diện tích của mảnh đất hbh, ta sử dụng công thức:

Diện tích = chiều dài đáy x chiều cao

Trong trường hợp này:

  • Độ dài đáy của hình bình hành là 30 m.
  • Chiều cao của hình bình hành là 20 m.

Áp dụng vào công thức ta có: Diện tích = 30 x 20

Tiến hành tính toán: Diện tích = 600 m2

Vậy dt của mảnh đất hình bình hành là 600m2.

Bài tập 3: Ô cửa sổ có thiết kế đặc biệt là hình bình hành. Số đo của 1 chiều cửa là 100cm, chiều cao của cửa là 70cm. Vậy ô cửa đó sẽ chiếm bao nhiêu diện tích trên bức tường.

Lời giải: Vì ô cửa hình bình hành nên sẽ áp dụng công thức tính dt của hình bình hành. Ta có:

Diện tích ô cửa = chiều dài 1 đáy x chiều cao

Áp thông số vào công thức sẽ có:

S = 100 x 70 = 7.000 cm2 = 0,7 m2

Cách tính diện tích hình bình hành
Áp dụng nhiều cách tính diện tích hình bình hành khác nhau để giải toán

Trên đây là những công thức tính diện tích hình bình hành nhanh chóng, chính xác nhất. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích trong bạn đọc để ứng dụng vào làm bài cũng như tính toán các sản phẩm, vật dụng hình bình hành trên thực tế. Ngoài ra, nếu có bất kỳ cách tính nào thú vị, bạn có thể bình luận ngay dưới bài viết để cùng thảo luận nhé!