Tính giá trị biểu thức là kỹ năng cơ bản và quan trọng trong toán học. Tính giá trị biểu thức giúp chúng ta dễ dàng giải các bài toán về đại số, hình học, vật lý, hóa học,… nhanh chóng và hiệu quả.

Vậy công thức tính giá trị biểu thức thế nào? Cách tính giá trị biểu thức a + b + c ra sao?  Ở bài viết này, Hocthenao sẽ hướng dẫn bạn cách tính giá trị biểu thức một cách đơn giản, dễ hiểu với nhiều ví dụ minh họa để bạn có thể áp dụng vào thực tế.

Tính giá trị của biểu thức là gì? 

Biểu thức là sự kết hợp của các chữ cái và số thông qua các phép toán như cộng, trừ, nhân và chia. Đối với các biểu thức chứa những phép tính cơ bản bao gồm cả lũy thừa, nó không chỉ áp dụng trên các con số mà còn lên các chữ cái (chúng đại diện cho những số bất kỳ), chúng được gọi là biểu thức đại số.

Tính giá trị biểu thức là việc các bạn sử dụng linh hoạt các phép tính cộng, trừ, nhân và chia để tìm ra giá trị cuối cùng của biểu thức đã cho. Dạng toán này được giới thiệu và hướng dẫn cho học sinh từ lớp 4, giúp các bạn làm quen với cách xử lý và giải quyết các biểu thức.

Tính giá trị biểu thức là gì?
Tính giá trị biểu thức giúp xử lý và giải quyết các biểu thức đơn giản và phức tạp

Các thứ tự thực hiện phép tính khi tính giá trị biểu thức

Để tính giá trị biểu thức một cách chính xác, bạn cần tuân theo thứ tự thực hiện phép tính đã được quy định theo các quy tắc sau:

Quy tắc 1

Khi trong biểu thức chỉ có phép nhân và chia hoặc phép cộng và trừ, bạn thực hiện các phép tính từ trái qua phải.

Ví dụ: Ta có biểu thức: 734 + 254

Theo quy tắc, ta thực hiện phép tính từ trái qua phải như sau:

4 + 4 = 8, viết 8

3 + 5 = 8, viết 8

7 + 2 = 9, viết 9

Vậy: 734 + 254 = 988

Quy tắc 2

Nếu biểu thức có chứa nhiều ngoặc, bạn cần thực hiện các phép tính theo thứ tự: Đầu tiên là ngoặc tròn, sau đó đến ngoặc vuông và cuối cùng là ngoặc nhọn.

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức sau: 9 : [(2 x 3) – 3] = 9 : [(6) – 3] = 9 : 3 = 3

Quy tắc 3 

Khi biểu thức bao gồm các phép cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép nhân và chia trước, sau đó mới đến phép cộng và trừ.

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức sau: 300 – 250 : 5 = 2= 300 – 50 = 250

Một cách hiệu quả để tính nhanh các biểu thức có phép cộng là nhóm các số hạng sao cho tổng của chúng là số tròn chục, tròn trăm, hoặc tròn nghìn. Bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng, bạn có thể thay đổi thứ tự các số hạng mà không làm thay đổi giá trị của tổng.

-> Ta có công thức tổng quát khi tính giá trị biểu thức a + b + c = a + c + b = c + a + b

Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức sau: 27 + 30 + 43 = (27 + 43) + 30 = 70 + 30 = 100

Hướng dẫn cách tính giá trị biểu thức đơn giản 

Tính giá trị biểu thức là một kỹ năng cơ bản và quan trọng, giúp chúng ta giải được nhiều bài toán và tình huống thực tế. Để tính  một cách chính xác và hiệu quả, cần tuân theo các cách sau:

  • Khi biểu thức chỉ bao gồm phép cộng và trừ, hoặc chỉ có phép nhân và chia, hãy thực hiện các phép tính từ trái sang phải.
  • Khi biểu thức bao gồm cả phép nhân và chia, hãy thực hiện theo quy tắc “Nhân – chia trước, cộng – trừ sau” cần được tuân thủ để đảm bảo tính đúng đắn của kết quả.
  • Nếu biểu thức có chứa dấu ngoặc, bạn cần thực hiện các phép tính trong ngoặc đầu tiên.
  • Nhóm các số hạng sao cho tổng của chúng là số tròn chục, tròn trăm, hoặc tròn nghìn để việc tính toán trở nên dễ dàng hơn.
  • Áp dụng tính chất giao hoán: Khi thay đổi thứ tự các số hạng trong một tổng thì vẫn không làm thay đổi giá trị của tổng. 
  • Công thức tính giá trị biểu thức cần ghi nhớ: a + b + c = a + c + b = c + a + b. 
Cách tính giá trị biểu thức
Hướng dẫn cách tính giá trị biểu thức đơn giản, nhanh chóng

Các bài tập về tính giá trị biểu thức dễ hiểu có đáp án

Bài tập 1: Tính giá trị biểu thức:

a) 10 + 365 + 3454 – 175

b) 436 – 47 x 3

c) 450 x 4 – 180 : 3 

Lời giải:

a) 10 + 365 + 3454 – 175 = (365 + 3454) – 175 + 10 = 3819 – 175 + 10 = 3644 + 10 = 3654

b) 436 – 47 x 3 = 436 – 141= 295

c) 450 x 4 – 180 : 3 = 1800 – 180 : 3 = 1800 – 60 = 1740

Bài tập 2: Tính giá trị các biểu thức sau:

a) 42 + 35 + 28

b) 158 + 234 + 312

c) 1250 + 3748 + 2002

Lời giải:

a) 42 + 35 + 28 = (42 + 28) + 35 = 70 + 35 = 105

b) 158 + 234 + 312 = (158 + 312) + 234 = 470 + 234 = 704

c) 1250 + 3748 + 2002 = (1250 + 2002) + 3748 = 3252 + 3748 = 7000

Bài tập 3: Tìm y, biết:

a) 5 x y = 432 + 658

b) y – 43 = 234 + 34

c) y + 40 x 2 = 1200 : 4

Lời giải:

a) 5 x y = 432 + 658

    5 x y = 1090

    y = 1090 : 5

    y = 218

b) y – 43 = 234 + 34

    y – 43 = 268

    y = 268 + 43

    y = 311

c) y + 40 x 2 = 1200 : 4

    y + 80 = 300

    y = 300 – 80

    y = 220

Với những hướng dẫn chi tiết và các ví dụ minh họa cụ thể trong bài viết này, Hocthenao mong bạn sẽ có thể nắm vững cách tính giá trị biểu thức một cách hiệu quả. Hãy cùng theo dõi những nội dung tiếp theo tại Hocthenao để khám phá những bí quyết hữu ích nhé!