Dịch từ bài Is college worth it?

Nhiều tấm bằng đại học chỉ là những khoản lãng phí tiền bạc. Lợi ích của việc học đại học sẽ lớn hơn nếu giảm được chi phí học đại học.

Sau khi LaTisha Styles tốt nghiệp trường Đại học Công lập Kennesaw ở bang Georgia năm 2006, khoản vay vốn sinh viên mà cô phải trả là 35.000 đô la. Cô có thể thanh toán khoản vay này dễ dàng nếu tìm được một công việc làm tốt nhờ vào tấm bằng đại học tiếng Tây Ban Nha của mình. Thế nhưng, trên mảnh đất giáp ranh Mỹ Latinh này chẳng thiếu người biết nói tiếng Tây Ban Nha. Vậy nên cô đã phải chấp nhận làm việc trong một cửa hàng thời trang và một tiệm ăn nhanh với tiền công không quá 11 đô la mỗi tiếng.

Quá chán chường, cô gái đã có một quyết định khá dũng cảm, đó là quay lại trường và đăng kí một khóa học thực tế hơn về tài chính. Hiện nay cô đã có một công việc khá tốt tại một công ty tư vấn đầu tư. Khoản nợ sinh viên của cô hiện giờ lên tới 65.000 đô la nhưng cô sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc có thể hoàn trả khoản tiền đó. Thông qua câu chuyện của Styles, có thể thấy rằng để trả lời câu hỏi “đi học đại học có đáng tiền không?” không hề đơn giản. Có những tấm bằng thực sự có giá trị, nhưng cũng có những tấm bằng không mang lại lợi ích như vậy. Học sinh Mỹ trong khi còn đang phân vân xem rằng liệu có nên chấp nhận vay một khoản tiền lớn để đi học đại học hay không thì lại luôn được rót vào tai những lời đường mật rằng cánh cổng đại học là nơi dẫn đến chốn vinh hoa. Sự thật thì không ngọt ngào như vậy. Tổng thống Barack Obama đã từng nói bóng gió về việc trên hồi tháng Một vừa qua rằng: “Những người bình thường nhờ vào buôn bán còn có thể kiếm được nhiều tiền hơn là công việc dựa vào tấm bằng đại học chuyên ngành lịch sử hội họa.” Một vị giáo sư ngành lịch sử hội họa đã rất bức xúc về phát ngôn này của Tổng thống và buộc ông phải đưa ra lời xin lỗi. Tuy vậy, những lời tổng thống Barack Obama hoàn toàn có lí.

Theo nhóm chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu Pew, số tiền mà những cử nhân trong độ tuổi từ 25 đến 32 kiếm được nhiều hơn những người đồng niên chỉ có bằng tốt nghiệp cấp 3 là 17.500 đô la. Tuy nhiên, không phải chuyên ngành nào cũng như vậy. Và nếu cân nhắc tới số tiền mà một sinh viên phải trang trải trong suốt 4 năm học đại học – ước tính 60.000 đô la mỗi năm – thì rất nhiều sinh viên rốt cục đã bị lỗ so với việc quyết định đi làm lúc 18 tuổi thay vì đi học đại học.

Công ty nghiên cứu PayScale đã thu thập những dữ liệu về những sinh viên đã tốt nghiệp tại hơn 900 trường đại học và cao đẳng với các thông tin về chuyên ngành và số tiền mà họ kiếm được. Công ty đã thống kê những khoản mục chi phí cho một tấm bằng, kèm thêm những hỗ trợ về mặt tài chính (chính sách hỗ trợ sinh viên xuất sắc và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đã giúp giảm bớt khá nhiều tiền trang trải cho việc học ở nhiều trường). Từ đó, các chuyên gia của PayScale đã ước tính khoản lợi/ thiệt thu được từ tấm bằng đại học với đa dạng các loại ngành (xem thêm hình ở bên).

Những ngành học khó nhưng luôn mang lại lợi nhuận

Không còn gì phải bàn cãi khi kĩ sư luôn là một lựa chọn đúng đắn bất kể bạn đang theo học tại ngôi trường nào. Sau hơn 20 năm, số tiền mà một kĩ sư sau sau khi tốt nghiệp từ trường Đại học California tại thành phố Berkeley kiếm được nhiều hơn 1,1 triệu đô la so với những người chưa từng học đại học. Kể cả những khóa học kĩ sư kém triển vọng nhất cũng có thể giúp học viên thu về một khoản tiền lời là 500.000 đô la sau hơn 20 năm.

Các ngành khoa học xã hội và nhân văn thì đa dạng hơn. Tất cả những kiến thức chuyên ngành này giúp nuôi dưỡng tâm hồn con người, nhưng lại không thể nhân bản số tiền trong ví. Một tấm bằng chuyên ngành xã hội từ một ngôi trường có tiếng như Columbia hay Đại học California ở San Dieago thì khá là có giá trị. Nhưng cử nhân từ những trường như Đại học Công lập Muray ở bang Kentucky trong vòng 20 năm chỉ kiếm được nhiều hơn những người mới tốt nghiệp phổ thông khoảng 147.000 đô la, sau khi đã khấu trừ số tiền trang trải cho việc học đại học. Trong tổng số 153 ngành xã hội thuộc đối tượng nghiên cứu, có 46 ngành có giá trị hoàn lại thấp hơn cả việc mua một trái phiếu kho bạc kì hạn 20 năm. Thậm chí còn có 18 ngành không mang lại khoản lời nào.

Các trường đại học, cao đẳng mà có điểm ghi thấp chắc chắn sẽ không thể nào nghi vấn được bởi lẽ sắp xếp thứ hạng của PayScale dựa trên số lượng sinh viên tốt nghiệp tương đối nhỏ từ mỗi đơn vị. Một số trường thì chịu thiệt hơn do chi phối từ thị trường lao động – trường Đại học Công lập Murray có lẽ sẽ khá khẩm hơn nếu như nền kinh tế Kentucky có phần khởi sắc. Những trường đại học được thành lập dành cho mọi đối tượng sẽ phải cạnh tranh gay gắt với những đơn vị chọn lọc. Và những trường đại học yếu về tài chính thường thu hút được ít sinh viên hơn những trường mạnh về tài chính đủ khả năng đưa ra những khoản hỗ trợ học phí cho sinh viên bởi lẽ nếu giảm bớt được chi phí học đại học thì số tiền lời thu về sẽ cao hơn.

Tất cả những dự đoán đều đúng. Nhưng nhìn chung, nghiên cứu của PayScale chắc chắn đã nói quá về chi phí trang trải việc học đại học. (Con số này không thể tính toán được). Không có sự so sánh nào được đặt ra giữa thu nhập của các sinh viên giữa hai trường hợp họ có và không đi học đại học. (Con số này không thể tính toán được). Nghiên cứu chỉ so sánh giữa thu nhập của những người có đi học đại học với những người không đi học đại học – mà lí do họ không đi học đại học có thể là vì họ chưa đủ xuất sắc để có thể được nhận vào một trường nào đó. Vì vậy, số tiền mà những người tốt nghiệp đại học kiếm được chỉ đơn giản phản ánh một thực tế rằng những người này xét trên mặt bằng chung má nói thì thông mình hơn những người không theo học đại học.

Vấn đề rõ ràng ở đây là chi phí học đại học cho mỗi sinh viên đã tăng gấp gần 5 lần so với tỉ lệ lạm phát năm 1983, và mức lương của các cử nhân hầu như không thay đổi suốt thập kỉ vừa qua. Những khoản nợ vay vốn sinh viên quá lớn khiến nhiều người trẻ tuổi không đủ khả năng mua nhà, lập nghiệp hoặc sinh con. Trung bình, những cử nhân tốt nghiệp năm 2012 ở Mỹ nợ khoảng 29.400 đô la. Dự án Vay vốn sinh viên không lãi suất cho thấy 15% số sinh viên vay vốn không thể hoàn trả lại số tiền này trong vòng 3 năm kể từ khi thời gian thực hiện thanh toán khoản nợ bắt đầu. Tại những trường có tính lãi suất thì tỉ lệ này là 22%. Ông Glenn Reynolds, hiện là giáo sư ngành luật kiêm tác giả cuốn sách “The Higher Education Bubble” (Bong bóng đại học), đã viết: Nhiều cử nhân “có lẽ vẫn phải sống dựa vào cha mẹ cho tới khi họ trở nên già nua và nhận trợ cấp xã hội”.

Sẽ là cường điệu khi nói rằng những sinh viên đăng kí học đại học và chấp nhận vay vốn năm nay sẽ được xóa nợ sau 20 năm. Thế nhưng đây vẫn là một gánh nặng đối với nhiều người khi có tới gần 1/3 số sinh viên đã vay vốn bỏ học giữa chừng. Họ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Có 1/3 số sinh viên lựa chọn chuyển trường. Rất nhiều sinh viên hệ 4 năm không thể tốt nghiệp đúng hạn nên dẫn đến việc gia tăng chi phí. Nhìn chung, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp sau 6 năm ở các trường đại học hệ 4 năm chỉ đạt 59%. Thị trường lao động quốc gia rộng lớn đến vậy cũng không thể đáp ứng nổi. Theo bản báo cáo của văn phòng tư vấn McKinsey, 42% số người lao động hiện nay đang làm những công việc chưa xứng tầm với tầm bằng cử nhân của mình. Khoảng 41% sinh viên tốt nghiệp từ những trường trọng điểm quốc gia không thể tìm được công việc phù hợp với chuyên ngành, một nửa số sinh viên tốt nghiệp chia sẻ rằnghọ sẽ theo học một ngành khác hoặc một trường khác.

Công ty Chegg, chuyên giải đáp thắc mắc trực tuyến cho sinh viên, đã phối hợp thực hiện một nghiên cứu. Giám đốc Dan Roensweig cho biết chỉ có một nửa số sinh viên tốt nghiệp cảm thấy rằng họ sẵn sàng để làm việc đúng lĩnh vực của mình, và chỉ có 39% số nhà tuyển dụng nhận thấy các sinh viên này có thể bắt đầu công việc ngay. Các cử nhân thường không thể viết luận rõ ràng hoặc sắp xếp thời gian biểu một cách khôn ngoan. Bốn triệu việc làm vẫn còn bỏ trống vì những người săn việc thiếu những kĩ năng mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi.

Cho điểm cho những người cho điểm

Xét về những thiếu sót trong các nghiên cứu như của PayScale, có lẽ sinh viên (và cả phụ huynh) sẽ đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn khác. Một khi mà người Mỹ có thể nhận ra được mức độ thiệt hại mà những lựa chọn sai lầm dẫn tới, họ sẽ chú ý đến sự công khai về dự báo tài chính. Một số trường đại học đang thực hiện công khai những vấn đề đó với sự khuyến khích từ chính phủ liên bang. Ví dụ, trường Đại học Texas gần đây đã giới thiệu một trang mạng nêu rõ số tiền mà một cử nhân cáo thể kiếm được và còn nợ sau 5 năm.

Như ông Obama đã nói trong cuộc gặp mặt ngày 2/4 vừa qua, “Cơ hội có nghĩa là làm cho việc học đại học trở nên khả thi hơn”. Trong thời đại này, tính công khai và công nghệ sẽ buộc nhiều trường đại học phải hạ thấp học phí và chi phí sinh hoạt kèm với đó là nâng cao chất lượng. Giáo dục trực tuyến sẽ sớm trở thành một xu thế. Vào năm 2012, đã có 6,7 triệu sinh viên tham gia ít nhất một khóa học trực tuyến. Những khóa học như thế này cho phép sinh viên được nghe giảng từ những giảng viên tốt mà không phải bỏ ra một số tiền lớn để được sinh hoạt trong những kí túc xá đắt đỏ và thuê nhân viên quản lí. Tuy rằng những khóa học trực tuyến này không thể thay thế các trường đại học truyền thống – những tiết học tương tác trực tiếp trên lớp là vẫn cần thiết – nhưng sẽ đến lúc các trường cần phải thay đổi để thích ứng. Những trường mà khả năng hoàn trả sau đại học thấp sẽ sớm bị tái cơ cấu hoặc giải thể.