Trong phép tính trừ gồm có 3 thành phần: số bị trừ, số trừ và hiệu số. Vậy hiệu số là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về định nghĩa của hiệu số, cách giải bài tập trong SGK và các dạng bài toán liên quan đến phép tính trừ trong bài viết dưới đây.
1. Hiệu số là gì?
Hiệu số là kết quả của phép tính lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
Hiệu là phép trừ trong toán học.
Trước khi hiểu hiệu số là gì, bạn cần hiểu hiệu là gì trong toán học. Hiệu là phép trừ trừ trong toàn học. Vậy hiệu số là phép tính gì? “Hiệu số là kết quả của phép tính lấy số bị trừ trừ đi số trừ.”
Ví dụ:
- Với phép tính 7 – 3 = 4, ta có 7 là số bị trừ, 3 là số trừ, 4 là hiệu số hay kết quả của phép tính lấy số 7 (số bị trừ) trừ đi 3 (số trừ).
- Tương tự, với ví dụ khác: 5 – 4 = 1 thì 5 là số bị trừ, 4 là số trừ, 1 là hiệu số vì là kết quả của phép tình lấy 5 trừ đi 1.
Như vậy, trong phép tính trừ gồm có 3 thành phần: Số bị trừ, số trừ và hiệu số. Ta có công thức của hiệu số như sau:
Số bị trừ – Số trừ = Hiệu số
Nói cách khác, hiệu số chính là kết quả của phép toán trừ.
Mẹo hay: Hiệu số thường nằm ở bên phải của dấu bằng “=”.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính giá trị biểu thức có ví dụ minh họa
Lưu ý phân biệt giữa hiệu số và số hiệu: Bên cạnh việc hiểu hiệu số là gì, bạn cũng cần nắm bắt được số hiệu là gì để không nhầm lẫn 2 khái niệm này. Vậy số hiệu trong toán học là gì? Số hiệu chỉ vị trí của một vật trong các vật động loại. Ví dụ: số hiệu proton, số hiệu văn bản, số hiệu chứng từ,… Trong chương trình toán tiểu học, bạn chỉ cần nắm được hiệu số khác hoàn toàn số hiệu.
2. Cách thực hiện phép tính trừ
Phép trừ là phép đảo ngược với phép cộng. Nói cách khác, phép trừ là việc bớt đi giá trị hiện có của số bị trừ. Trước khi thực hiện phép tính trừ, bạn cần nắm vững 3 thành phần: Số bị trừ, số trừ và hiệu số là gì.
Theo đó, trong toán lớp 2, bạn sẽ có 2 loại phép tính trừ: Phép tính trừ không nhớ và phép trừ có nhớ.
>>> Xem thêm: Bảng đơn vị đo diện tích & hướng dẫn quy đổi chuẩn nhất
2.1. Phép trừ không nhớ
Định nghĩa: “Phép trừ không nhớ là phép trừ mà số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ, bạn thực hiện phép trừ bình thường mà không cần “nhớ” bất cứ số nào cả”.
Cách thực hiện phép trừ không nhớ:
- Bước 1: Thực hiện trừ ở hàng đơn vị
- Bước 2: Thực hiện trừ ở hàng chục
- Bước 3: Lần lượt thực hiện trừ ở các hàng kế tiếp, theo thứ tự từ bé đến lớn: hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn,…
Ví dụ: 45 – 23
Chục | Đơn vị | |
4 | 5 | |
– | 2 | 3 |
2 | 2 |
Diễn giải:
- 5 trừ 3 bằng 2, viết 2.
- 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
Vậy 45 – 23 = 22.
2.2. Phép trừ có nhớ
“Phép trừ có nhớ là phép trừ có số bị trừ nhỏ hơn số trừ, bạn phải nhớ một phần kết quả của phép trừ sang phép trừ ở hàng ngay kế tiếp”.
>>> Xem thêm: Bảng đơn vị đo thể tích – Hướng dẫn quy đổi đơn giản, chính xác
Cách thực hiện phép trừ có nhớ:
Bước 1:
- Thực hiện phép trừ ở hàng đơn vị.
- Nếu số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ thì bạn viết kết quả và thực hiện tiếp phép trừ ở hàng chục.
- Nếu số bị trừ nhỏ hơn số trừ, mượn tạm thêm một chục để thực hiện phép trừ và nhớ kết quả 1 sang hàng chục.
Bước 2:
- Thực hiện phép trừ ở hàng chục.
- Trong trường hợp phải nhớ 1 từ phép trừ ở hàng đơn vị, bạn cộng thêm 1 vào số trừ và thực hiện phép trừ.
- Khi đó, nếu số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ, bạn ghi kết quả và thực hiện tiếp phép trừ ở hàng trăm.
- Trong trường hợp số bị trừ nhỏ hơn số trừ, bạn mượn tạm thêm một chục để thực hiện phép trừ và nhớ kết quả 1 sang phép trừ ở hàng trăm.
Bước 3: Tương tự thực hiện với các hàng tiếp theo.
Ví dụ 1:
Chục | Đơn vị | |
4 | 2 | |
– | 2 | 8 |
1 | 4 |
Diễn giải chi tiết:
- Phép trừ hàng đơn vị: 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4, nhớ 1.
- Phép trừ hàng chục: 2 nhớ thêm 1 là 3, lấy 4 trừ 3 bằng 1, viết 1.
Vậy 42 – 28 = 14.
Ví dụ 2:
Trăm | Chục | Đơn vị | |
2 | 0 | 8 | |
– | 8 | 9 | |
1 | 1 | 9 |
Diễn giải chi tiết:
- Phép trừ hàng đơn vị: 8 không trừ được 9, lấy 18 trừ 9 bằng 9, viết 9, nhớ 1.
- Phép trừ hàng chục: 8 nhớ thêm 1 là 9. 0 không trừ được 9, lấy 10 trừ 9 bằng 1, viết 1, nhớ 1.
- Phép trừ hàng trăm: 0 (số bị trừ là 0) nhớ thêm 1 là 1, 2 trừ 1 bằng 1, viết 1.
Vậy 208 – 89 = 119.
3. Các dạng toán cơ bản về phép tính trừ
Việc tìm hiểu hiệu số là gì rất quan trọng, giúp bạn nắm được 3 dạng toán cơ bản về phép tính trừ như sau:
Dạng 1: Đặt tính rồi tính
Đặt tính rồi tính yêu cầu học sinh cần đặt tính theo đúng quy tắc, sau đó áp dụng cách thực hiện phép tính trừ để điền kết quả.
Quy tắc đặt tính:
- Đặt số bị trừ và số trừ thẳng hàng với cùng hàng giá trị (hàng đơn vị của số bị trừ thẳng với hàng đơn vị của số trừ, hàng chục của số bị trừ thẳng với hàng chục của số trừ,…)
- Đặt dấu trừ vào giữa số bị trừ và số trừ, phía bên tay trái.
Cách giải: Áp dụng cách thực hiện phép tính trừ như hướng dẫn mục 2.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính
67 – 44
Diễn giải:
Chục | Đơn vị | |
6 | 7 | |
– | 4 | 4 |
2 | 3 |
- 7 trừ 4 bằng 3, viết 3.
- 6 trừ 4 bằng 2, viết 2.
Trình bày:
Dạng 2: Tính nhẩm
Dạng bài toán này sẽ yêu cầu bạn tính nhẩm sau đó điền kết quả vào trong bài làm.
Cách giải: Cách 2: Sử dụng quy tắc cộng, trừ trong phạm vi 100, 1000,… để biến đổi phép tính về các phép tính đơn giản hơn, dễ dàng tính nhẩm ra kết quả.
Ví dụ 1: 135 – 48 = ?
135 – 48 | = (130 + 5) – (40 + 8)
= 130 + 5 – 40 – 8 = (130 – 40 – 8) + 5 = (90 – 8) + 5 = 82 + 5 = 87 |
Ví dụ 2: 148 – 56
Dạng 3: Bài toán có lời vănDạng toán này yêu cầu bạn hiểu đề toán, xác định được số bị trừ, số trừ và hiệu số là gì, qua đó áp dụng phép tính trừ để tìm đáp án.Cách giải:
- Hiểu đề bài.
- Xác định các đại lượng bài cho, đại lượng cần đi tìm đáp án.
- Xác định mối quan hệ giữa các đại lượng cần tìm.
- Lập phương trình hoặc làm phép tính trừ thể hiện mối quan hệ giữa các đại lượng.
- Giải phương trình để tìm ra đáp án cho đại lượng cần tìm.
Ví dụ: Mẹ mua cho Hoa 90 quyển vở. Hoa đã dùng hết 45 quyển. Hỏi Hoa còn bao nhiêu quyển vở nữa?Diễn giải:Đại lượng đã cho là:
- Số quyển vở mẹ Hoa mua cho = 90 quyển (số bị trừ)
- Số quyển vở Hoa đã dùng hết = 45 quyển (số trừ)
Đại lượng cần tìm: Số quyển vở còn lại (hiệu số)Ta có công thức: Hiệu số = Số bị trừ – Số trừSuy ra:Số quyển vở Hoa còn lại= Số quyển vở mẹ Hoa mua cho – Số quyển vở Hoa đã viết hết= 90 – 45= 45 (quyển vở)Bạn trình bày vào bài làm như sau:Tóm tắtBài giảiSố quyển vở Hoa còn lại là:90 – 45 = 45 (quyển vở)Đáp số : 45 quyển vở.Dạng 4: Tím XDạng toán này yêu cầu bạn xác định được vài trò của x, sau đó áp dụng phép tính trừ để tìm ra kết quả phù hợp.Cách giải:Số bị trừ – Số trừ = Hiệu sốMuốn tím số bị trừ: Số bị trừ = Hiệu số + Số trừMuốn tìm số trừ: Số trừ = Số bị trừ – HiệuVí dụ:Tím x, biết: 45 – x = 20Diễn giải:
- 45: Số bị trừ
- x: Số trừ
- 20: Hiệu số
Muốn tìm x, t lấy: số bị trừ – hiệu sốLời giải:Ví dụ 2: Tím x, biết: x – 23 = 50Diễn giải:
- x: số bị trừ
- 23: số trừ
- 50: Hiệu số
Muốn tìm x, ta lấy: Hiệu số + số trừLời giải:>>> Xem thêm: Bảng đơn vị đo diện tích & hướng dẫn quy đổi chuẩn nhấtTrên đây là hướng dẫn của chúng tôi để giúp bạn hiểu thêm hiệu số là gì cùng các dạng toán xoay quanh hiệu số. Để hiểu rõ thêm về chủ đề này, bạn đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài toán từ cơ bản đến nâng cao và mẹo giải toán hữu ích.
148 – 56 | = (140 + 8) – (50 +6)
= (140 – 50 – 6) +8 = (90 – 6) + 8 = 84 + 8 = 92 |
Tổng số quyển vở ban đầu: | 90 quyển |
Số quyển vở đã dùng hết: | 45 quyển |
Số quyển vở còn lại: | ? quyển |
45 – x | = 20 |
x | = 45 – 20 |
x | = 25 |
Vậy x = 25 | |
x – 23 | = 50 |
x | = 50 + 23 |
x | = 73 |
Vậy x = 73 |