Mặc dù việc dạy học trực tuyến có thể đem lại cảm giác không giống với dạy học trực tiếp, nhưng hai cách dạy này vẫn có nhiều điểm tương đồng về mặt xây dựng một bài học. Giáo viên có thể chuyển các hoạt động hoặc các nhiệm vụ học tập thông thường sang môi trường trực tuyến bằng các công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, trước đó giáo viên cần có những hướng dẫn ban đầu cũng như hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình học trực tuyến.

Hình 1. Các yếu tố cấu thành một bài học trực tuyến

Trên thực tế, trước khi dạy học trực tuyến, giáo viên có thể mường tượng ra những gì mình định làm, muốn làm thông qua lăng kính của các cấu trúc của một bài học trực tuyến.

  • Học sinh của mình có cần một hướng dẫn cụ thể đối với mỗi nhiệm vụ hoặc bài tập được giao từ giáo viên hay không? Liệu mình nên ghi lại nội dung bài học trong một video để học sinh có thể tự xem, tự tìm tòi thông qua video đó hay để các em cùng tham gia vào video hướng dẫn đó ngay từ đầu?
  • Việc để học sinh tiếp cận nội dung bài học bằng văn bản thì có tốt hơn so với việc để các em sử dụng podcast (một công cụ với nội dung được thu âm từ trước) hay không? Sau đó mình có cần tích hợp những nội dung bài học đó vào mục thảo luận để các em hình thành sự tương tác cũng như trao đổi nhiều hơn hay không?
  • Với việc học trực tuyến thì những dạng kiểm tra kiến thức trước và sau bài học, kiểu nào sẽ phù hợp với đánh giá quá trình?
  • Liệu có cần thiết kế gì đó để học sinh có thêm khoảng thời gian chiêm nghiệm lại những gì đã học không?

Giáo viên có thể chuyển hóa tất cả những suy nghĩ, những hình dung trong đầu vào trong một khóa học trực tuyến. Điều quan trọng hơn cả nằm ở chỗ, giáo viên sẽ lựa chọn công cụ nào, mỗi công cụ kèm theo những hoạt động khác nhau. Dưới đây là một tài liệu chi tiết từng cấu trúc, mục tiêu của từng hoạt động và các công cụ công nghệ mà giáo viên có thể sử dụng để thu hút học sinh vào loại hoạt động học tập trực tuyến mà mình mong muốn.

 Bảng 1. Các công cụ giảng dạy trực tuyến, phân chia theo các nhóm mục tiêu

Các yếu tố cấu thành Mục tiêu Công cụ trực tuyến
Hướng dẫn và làm mẫu Truyền đạt thông tinGiải thích thông tin

Hướng dẫn học sinh:

  • Cách thực hành nhiệm vụ
  • Áp dụng các chiến lược khác nhau
  • Sử dụng công cụ trực tuyến
Công cụ ghi lại video:

  • Screencastify
  • QuickTime
  • Screencast-O-Matic

Công cụ cho phép học sinh tiếp cận nội dung bài học trực tuyến:

  • Edpuzzle
  • Peardeck
Thảo luận Thảo luận:

  • Văn bản
  • Video
  • Podcast
  • Chủ đề
  • Vấn đề hiện tại
Công cụ hỗ trợ thảo luận trực tiếp, cùng lúc:

  • Google Meet
  • Zoom

Công cụ hỗ trợ thảo luận không cùng lúc:

  •  Google classroom
  •  LMS (Schoology, Canvas)

Công cụ hỗ trợ thảo luận qua video không cùng lúc:

  • FlipGrid
Tìm hiểu và khám phá Tiến hành nghiên cứu trực tuyến không chính thức và crowdsource (một loại hình giúp thu thập thông tin hoặc ý kiến từ một nhóm người gửi dữ liệu qua mạng xã hội hoặc ứng dụng của điện thoại) trong một cộng đồng học trực tuyến và học sinh có thể học hỏi lẫn nhau. Công cụ hỗ trợ:

  • Google Search
  • Crowdsource (discussion board,  shared online document, Shared slide deck, Padlet Wall, FlipGrid)
Hoạt động cộng tác Thúc đẩy sự hợp tác và sáng tạo bằng cách yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ chung. Công cụ hỗ trợ:

  • Google
  • Microsoft
Thực hành và ôn tập Kết nối học sinh với các hoạt động thực hành và đánh giá trực tuyến để củng cố các khái niệm và giúp các em hoàn thiện các kỹ năng của mình. Công cụ hỗ trợ:

  •   Quizizz
  •   Kahoot!
  •   Quizlet
  •   KhanAcademy
  •   NoRedInk
Đánh giá Đánh giá việc học của học sinh và nắm vững các khái niệm hay kỹ năng để hướng dẫn, gợi ý và phân tích rõ cho học sinh. Công cụ hỗ trợ:

  • Google Form
  • LMS (Schoology, Canvas)
  • Google Docs, Microsoft OneNote (Viết lời nhắc)
  • Piktochart (Yêu cầu học sinh thiết kế)
Chiêm nghiệm và phản tư Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi về những gì vừa học:

  • Học cái gì?
  • Học như thế nào?
  • Có những thắc mắc gì?
Công cụ hỗ trợ giáo viên thiết kế Exist Ticket (Giáo viên phát cho học sinh phiếu trả lời, trên phiếu có câu hỏi gợi ý về những gì đã được học hoặc những gì còn khúc mắc):

  • Google Forms, Microsoft Forms, Socrative
  • Giáo viên có thể sử dụng một số công cụ viết blog hoặc journal

Khi đã quyết định phần cấu thành nào mình muốn sử dụng để thiết kế các bài học trực tuyến trong tuần, giáo viên nên sắp xếp các nhiệm vụ và tài nguyên trong một tài liệu duy nhất. Giáo viên có thể tham khảo mẫu tài liệu đã được sửa đổi và tương đối có hiệu quả mà Sở Giáo dục Nebraska đã áp dụng để tổ chức các khối lớp xây dựng bài học trực tuyến. Mẫu này cũng khuyến khích giáo viên suy nghĩ về việc ghép các tùy chọn trực tuyến và tùy chọn thông thường để cho học sinh lựa chọn cho phù hợp. Có thể không có tùy chọn giống như một lớp học thông thường cho học sinh đối với mọi hoạt động, nhưng việc đặt câu hỏi liệu học sinh có thể hoàn thành nhiệm vụ hay không là một thói quen đáng để rèn luyện trong thời gian học trực tuyến.

 Bảng 2. Kế hoạch dạy học trực tuyến trong một/hai tuần

Chủ đề/Mục tiêu cho một tuần:
Mục tiêu học tập:
Hoạt động học tập Trực tuyến Thông thường
Hướng dẫn và làm mẫu
Khám phá và thảo luận
Luyện tập
Sản phẩm
Chiêm nghiệm
Giờ học:Liên kết:

Mật khẩu:

Việc xây dựng một tài liệu tích hợp các thông tin, liên kết và tài nguyên học tập trong một tuần đồng thời cũng giúp ích cho phụ huynh rất nhiều trong quá trình theo sát tiến độ học tập của học sinh.

Một trong những thách thức lớn nhất mà giáo viên gặp phải trong quá trình chuyển đổi sang giảng dạy trực tuyến này là đặt ra những kỳ vọng thực tế cho học sinh. Giáo viên không nên quá kỳ vọng học sinh sẽ giải quyết được nhiều nhiệm vụ học tập hơn khi học trực tuyến, bởi ngay cả khi không học trực tuyến thì việc thực hiện và hoàn thành các hoạt động cũng tốn khá nhiều thời gian. Do đó, để học sinh có thể học tập trực tuyến một cách hiệu quả nhất thì trước tiên giáo viên cần buông bỏ ý định giao quá nhiều nhiệm vụ cho các em.

Nếu bạn có các công cụ yêu thích hoặc chiến lược lập kế hoạch bài học, xin vui lòng dành chút thời gian để viết bình luận và chia sẻ chúng!

Similar Posts