Chu vi hình lập phương là một chuyên đề mà các bạn đều phải học xuyên suốt trong môn toán từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Mỗi hình đều sở hữu công cách tính riêng biệt, việc nắm vững các công thức này phần nào giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Chu vi khối lập phương là gì? 

Hình lập phương là khối đa diện đều, bao gồm tổng 6 mặt hình vuông, 12 cạnh và 8 đỉnh. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản nhất là 1 hình khối mang chiều rộng, chiều dài, chiều cao đều bằng nhau.

Tính chất cơ bản của 1 khối lập phương dễ dàng nhận biết. Gồm có:

  • 8 mặt phẳng đối xứng nhau.
  • 12 cạnh đều, 8 đỉnh và 3 cạnh gặp nhau sẽ tạo thành 1 đỉnh.
  • 4 đường chéo cắt nhau tại 1 điểm, điểm này được xem như tâm đối xứng của hình lập phương.
  • Các đường chéo ở mặt bên và độ dài chúng đều bằng nhau.

Bằng mắt thường, bạn có thể nhanh chóng nhận ra hình lập phương thông qua 2 đặc điểm nổi bật sau:

  • Có 12 cạnh bằng nhau.
  • Tất cả 6 mặt đều là hình vuông.
công thức tính chu vi hình lập phương là gì
Công thức tính chu vi khối lập phương là gì?

Công thức tính chu vi hình lập phương chuẩn xác

Bạn cần ghi nhớ thật chính xác cách tính chu vi để tránh nhầm lẫn qua lại các công thức với nhau trong quá trình diễn ra tính toán.

Tính chu vi của khối lập phương

Chu vi khối lập phương là tổng độ dài của toàn bộ các cạnh. Mỗi hình lập phương có 12 cạnh với độ dài đều bằng nhau. Để tính chu vi tổng khối, bạn chỉ cần nhân độ dài của 1 cạnh với 12, vì hình 1 hình lập phương có tổng cộng 12 cạnh.

Công thức tính như sau:

$$P=12\times a$$

Trong đó:

  • P: tổng chu vi khối lập phương.
  • a: độ dài của 1 cạnh khối lập phương.

Một ví dụ minh họa vô cùng dễ hiểu như sau: Tính chu vi khối lập phương có độ dài 1 cạnh là 6 cm. Áp dụng công thức ở trên, bạn được: P = 12 x 6 = 72 (cm).

Công thức tính chu vi hình lập phương
Công thức tính chu vi khối lập phương

Công thức chu vi đáy hình lập phương

Chu vi mặt đáy của 1 khối lập phương chính là chu vi của hình vuông hay còn gọi là tổng độ dài 4 cạnh của mặt đáy hình vuông đó. Bạn chỉ cần lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4 là ra kết quả.

Ta có công thức tính chu vi đáy hình lập phương như sau:

$$Pđáy=4\times a$$

Trong đó:

  • Pđáy là chu vi đáy của hình lập phương.
  • a là độ dài 1 cạnh hình vuông trong khối lập phương.

Một ví dụ giúp bạn dễ hiểu hơn về công thức này:

Giả sử 1 khối lập phương có độ dài các cạnh là 8 cm. Hãy tính chu vi đáy bằng cách bạn áp dụng công thức cung cấp ở trên vào, ta được: Pđáy= 4 X 8 = 32 (cm).

chu vi đáy hình lập phương
Cách tính chu vi đáy hình lập phương

Ứng dụng trong đời sống

Không chỉ được sử dụng để tính toán thế tich khối lập phương, công thức tính chu vi khối lập phương còn có công dụng hữu ích trong đời sống thực tiễn. Ở một số ngành, khi bạn đã nắm chắc trong đầu những công thức sẽ được áp dụng như sau:

  • Thiết kế & sản xuất đồ chơi: Khi lên ý tưởng sáng tạo, thiết kế các hình lập phương làm những món đồ chơi cho trẻ em. Nhà sản xuất cần phải biết chính xác kích thước của hình để đảm bảo sản phẩm đưa ra phù hợp với tiêu chuẩn thị trường.
  • Đóng gói & vận chuyển:

Trong quá trình đóng gói bất kì sản phẩm nào có cấu trúc hình lập phương, biết được cách tính chu vi sẽ giúp bạn tính toán đúng kích thước hộp đựng.

Điều này tạo nên sự tiết kiệm, tối ưu hóa chi phí vận chuyển, sản phẩm không bị hư hỏng do sai kích thước.

  • Giáo dục: Bên cạnh thể tích, từ chu vi của hình lập phương, áp dụng công thức, chúng ta có thể biết được độ dài cạnh và tính được diện tích hình lập phương.
  • Trong công nghiệp: Việc tính chu vi khối lập phương được các nhà sản xuất đưa vào quyết định kích thước của những bộ phận máy móc, hỗ trợ tạo ra những linh kiện cho thiết bị.
  • Kiến trúc & xây dựng: Các kiến trúc sư tận dụng công thức vào thiết kiết không gian nhà, phòng ốc,…Bên cạnh đó, tính toán chu vi giúp nhiều kỹ sư xác định kích thước nguyên vật liệu.

Kết luận

Chu vi hình lập phương là 1 khái niệm quan trọng ở môn toán học và cả ứng dụng trong đời sống thực tiễn hằng ngày. Hiểu rõ về nó giúp bạn sử dụng công thức nhanh chóng và hiệu quả.